Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Lồng tiếng cho phim - công việc không chỉ là đọc khớp khẩu hình

Trong phòng thu nhỏ chỉ hơn 5m2 của Hãng phim truyền hình Việt Nam, NSND Lan Hương tập trung lồng tiếng cho vai diễn của NSND Như Quỳnh trong phim mới - Lời ru mùa đông. Sau hai làn cửa đóng chặt của phòng cách âm, Lan Hương cầm trên tay quyển kịch bản, mắt dán vào màn hình. Chị nghe đi nghe lại cho thuộc đoạn thoại và biểu cảm của nhân vật, lẩm nhẩm sau đó thông báo cho nhân viên kỹ thuật bên ngoài sẵn sàng thu.

Đã có gần 30 năm tham gia lồng tiếng, NSND Lan Hương dễ dàng thể hiện chất giọng trầm ấm và cả những biểu cảm lúc ôn tồn, khi sốt sắng, cấp tập của nhân vật mà NSND Như Quỳnh đảm nhận. Từ ngoài nhìn vào, nữ diễn viên như đang tự trò chuyện với màn hình bằng đủ cung bậc cảm xúc. Có lúc, câu thoại quá dài và biểu cảm giọng nói phức tạp khiến Lan Hương đang nói thì quên lời, cảm xúc trong giọng nói chưa khớp hoặc có khi cất giọng trước nhân vật. Những lúc đó, chị đều phải làm lại. Cũng có khi lời nhân vật phát ra chưa thật rõ mà lại không giống với thoại trong kịch bản, Lan Hương cùng nhân viên kỹ thuật phải bàn nhau "sáng tác" lời cho khớp khẩu hình và phù hợp tình huống phim.

10-5464-1443836258.jpg

NSND Lan Hương lồng tiếng cho nhân vật của NSND Như Quỳnh trong phim mới.

Nghệ sĩ Lan Hương chia sẻ người lồng tiếng trước hết phải vượt qua cảm giác một mình trong phòng thu, tự biên tự diễn. "Vào trong đấy, tất cả im phăng phắc. Có người lần đầu vào không nói được, mở miệng là nhân vật nói xong, hình ảnh trôi đi mất rồi".

Theo nữ diễn viên, để lồng tiếng được hay, người làm nghề cần phải tìm hiểu cá tính nhân vật, bước chuyển tâm lý trong vai diễn."Không phải cứ đeo tai nghe vào và đọc theo lời, như thế chỉ gọi là 'thợ đọc'. Cần phải thể hiện tình cảm giống như nhân vật", NSND Lan Hương nói. Bên cạnh việc tạo cảm xúc như thật, người lồng tiếng còn phải luôn giữ được tiếng nói rõ ràng. Dù có khóc cũng phải giữ ở mức để khán giả vừa thấy có cảm xúc, vừa nghe được lời của nhân vật mà không bị méo mó. 

Chồng của NSND Lan Hương - NSƯT Đỗ Kỷ - cũng nhiều năm làm công việc lồng tiếng. Anh nói: "Đây là nghề tình cảm bị cưỡng bức, phản xạ bị cưỡng bức. Người lồng tiếng phải đẩy cảm xúc một cách thụ động theo diễn viên. Không phải ai là diễn viên cũng lồng tiếng được. Có người có tình cảm nhưng không bắt được lời, hoặc bắt được lời lại không có cảm xúc".

Vợ chồng nghệ sĩ cho rằng lồng tiếng là nghề "nhanh nhớ, chóng quên": "Trong thời gian cực ngắn phải thuộc lời thoại, tình cảm nhưng phải quên ngay khi sang phân đoạn khác. Có khi đang vui vẻ lại phải chuyển sang cảm xúc đau khổ".

Đỗ Kỷ là một trong những người tổ chức lồng tiếng cho của Nhật Bản chiếu trên truyền hình Việt những năm 1990. Anh cho biết lồng tiếng phim nước ngoài lại cần thêm một số kỹ năng.

"Diễn viên lồng tiếng và biên dịch phải biên tập lại để có độ khớp về khẩu hình, âm đóng âm mở, độ dài của câu... mà phải đúng hoàn cảnh tâm lý. Ngoài ra, mỗi dân tộc, đất nước lại có nền văn hóa, cách biểu cảm khác nhau. Ví dụ người Trung Quốc, đặc biệt tiếng Quan hỏa của họ nói như cãi nhau. Còn người châu Âu, phương Tây lại nói rất nhanh, cách nói mạnh. Người lồng tiếng phải linh hoạt", Đỗ Kỷ nói.

Lồng tiếng là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và kiên nhẫn. Đỗ Kỷ nhớ bộ phim Oshin vốn chỉ 15 phút một tập nhưng được gom lại làm ba tập dài 45 phút để chiếu trên truyền hình Việt Nam. Trong lần đầu tiên, 15 phút phim phải lồng tiếng một tuần mới xong, dù các nghệ sĩ làm từ 8h sáng tới 10h đêm.

Khi đó, các nghệ sĩ còn phải làm quen với thiết bị kỹ thuật số do phía Nhật mang sang lắp đặt. Phim huy động tới cả trăm nghệ sĩ lồng tiếng trong đó có NSND Trọng Khôi, NSƯT Trần Nhượng, NSƯT Hương Dung, vợ chồng Đỗ Kỷ - Lan Hương, NSƯT Trung Hiếu, NSƯT Văn Hiệp, NSƯT Lan Hương - Bích Ngọc, NSƯT Bích Thủy - Bích Ngọc, Phú Thăng... và nhiều em bé. Hiện công nghệ hiện đại hơn mang lại sự dễ dàng, thuận lợi cho các nghệ sĩ trong phòng thu nhưng đây vẫn là công việc khiến họ tốn nhiều thời gian.

30-5710-1443836258.jpg

Nghệ sĩ Lan Hương tại phòng lồng tiếng của Hãng phim truyện Việt Nam.

Theo các nghệ sĩ lồng tiếng, công việc này vốn không có trường lớp mà là sự truyền nghề - người trước biết, hướng dẫn cho người sau. Hiện Lan Hương - Đỗ Kỷ vẫn đang tích cực dẫn dắt những bạn trẻ mới vào nghề tại Hãng phim truyện Việt Nam. Huyền Lizzie - diễn viên phim Trái tim có nắng - chia sẻ: "Khi đến hãng để quay phim, cứ hôm nào đến sớm là tôi lại vào phòng lồng tiếng xem mọi người làm việc. Lúc đó tôi thích lắm. Tôi hay xin cô Lan Hương bao giờ có vai quần chúng thì cho tôi lồng thử. Khi quay xong phim Trái tim có nắng, hai đạo diễn phim đề xuất với cô Hương để cho tôi lồng tiếng".

Huyền Lizzie cho biết khi hoàn thành vai lồng tiếng đầu tay, cô cảm thấy rất hưng phấn. Sau đó, nữ diễn viên tiếp tục lồng tiếng vai Linh (Nhã Phương đóng) trong Tuổi thanh xuân. "Nhân vật Linh trải qua hai giai đoạn: lúc gia đình chưa gặp biến cố thì vẫn hồn nhiên, vui vẻ và sau khi gia đình gặp biến cố là lúc nhân vật có diễn biến tâm trạng đa chiều, sâu sắc hơn. Tôi thích lồng giai đoạn nhân vật Linh còn trẻ vì nó giống với tính cách của tôi hơn. Vui lắm. Giai đoạn sau thì lồng khá mệt vì nhân vật Linh phải khóc rất nhiều".

Chứng kiến quá trình lồng tiếng của Huyền Lizzie, NSND Lan Hương kể: "Có đoạn Nhã Phương khóc lóc, thất vọng, vật vã trên phim, Huyền Lizzie trong phòng lồng tiếng phải học đi học lại cho thuộc. Có khi lấy được cảm xúc để khóc rồi nhưng bắt đầu vào nói thì trượt, lại phải khóc lại. Một cảnh khóc có hôm phải lồng từ sáng tới trưa".

Ngoài phim nhựa, phim truyền hình hay phim ngoại, những bộ phim hoạt hình cũng cần phải lồng tiếng. cho cô gái sáp ong tên Glim trong phim hoạt hình Pháp có tên . Diễn viên cũng từng tham gia lồng tiếng cho phim hoạt hình . Khi đó, đích thân giám đốc thử giọng của Disney khu vực Đông Nam Á đã phải sang Việt Nam để tìm chất giọng phù hợp cho các nhân vật.

Sức hấp dẫn của công việc lồng tiếng

Diễn viên Lan Hương cho rằng công việc lồng tiếng hiện nay hỗ trợ cuộc sống cho nhiều nghệ sĩ, bên cạnh lương chính của họ. Theo chị, lồng tiếng là nghề mang lại thu nhập tốt. Nghề này cũng hỗ trợ cho nghề diễn khi họ được học thêm những kỹ năng từ diễn viên khác.

"Nếu mình yêu nghề diễn xuất, rõ ràng mình vẫn phải học hỏi. Lồng tiếng cũng là môi trường có thể học hỏi. Khi lồng tiếng cho bạn diễn, những màu sắc nhân vật mà họ thể hiện đem lại sự cuốn hút cho mình. Đó là trải nghiệm để mình làm nghề tốt hơn", nghệ sĩ Lan Hương nói.

Đỗ Kỷ chia sẻ: "Người lồng tiếng được trải nghiệm rất nhiều nhân vật khác nhau. Một diễn viên có khi chỉ diễn khoảng vài chục vai cả đời nhưng lồng tiếng hàng trăm vai kèm những vai mình diễn nữa. Tất cả nhân vật trên phim, văn học, sân khấu đều là hình tượng từ ngoài cuộc sống. Vì thế khi được tiếp xúc nhiều vai, màu sắc tốt - xấu, chính diện - phản diện, diễn viên sẽ nắm bắt, đúc kết được cho bản thân, cái gì hay thì học, không hay thì bỏ. Nghề lồng tiếng cũng giúp người diễn viên hoàn thiện hơn trong cuộc sống".

Huyền Lizzie cho rằng cô theo đuổi nghề diễn viên nên lồng tiếng gắn liền với diễn xuất. "Tôi cố gắng trau dồi cả hai để trở thành một diễn viên tốt hơn và để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn".

huyen-3855-1443836258.jpg

Huyền Lizzie là một trong những diễn viên trẻ tạo được dấu ấn với nghề lồng tiếng hiện nay.

Theo NSND Lan Hương, lồng tiếng là điều cần thiết trong điều kiện làm phim ảnh của Việt Nam hiện nay. "Cá nhân tôi là dân lồng tiếng nhưng vẫn thích phim thu đồng bộ hơn. Nó mang sắc thái của người diễn viên từ những tiếng thở, tiếng động nhẹ hay mạnh, những sắc thái tinh tế vô cùng. Bản thân tôi khi lồng tiếng vai do chính mình đóng cũng thấy rằng chỉ chuyển tải được 80%. Tuy nhiên, để thu đồng bộ thì cần có trường quay hiện đại, bối cảnh yên tĩnh thì tiếng thu mới hiệu quả. Công nghệ này thế giới có rất lâu rồi nhưng Việt Nam gần đây mới bắt đầu có. Trong điều kiện chưa thể thu đồng bộ hoàn toàn thì bắt buộc vẫn phải cần đến lồng tiếng".

Anh SaVideo: Trần Huấn

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Danh mục Gửi liên hệ

Bài viết

Người nổi tiếng

Diễn đàn Xây dựng Kiến trúc và Nội thất

thiết kế nội thất